Thương hiệu là tài sản quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp bảo vệ thương hiệu, logo, nhãn hiệu sản phẩm độc quyền của doanh nghiệp khi có tranh chấp.
Trước khi đề cập đến quyền
sở hữu trí tuệ, cần hiểu rõ tài sản của doanh nghiệp được chia làm hai loại chính: Tài sản hữu hình (bao gồm nhà xưởng, máy móc, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng) và tài sản vô hình (bao gồm nguồn nhân lực, bí quyết kỹ thuật, ý tưởng, nhãn hiệu, kiểu dáng và những kết quả vô hình khác có được từ khả năng sáng tạo và đổi mới của họ). Ngày nay, nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng tài sản vô hình của họ có giá trị lớn hơn so với các tài sản hữu hình.
Quyền sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản vô hình (tài sản trí tuệ). Cụ thể, hoạt động thương mại quốc tế có rất nhiều rủi ro do có nhiều đối thủ cạnh tranh. Khi các đối thủ cạnh tranh này bắt chước sản phẩm mà không cần bỏ ra thời gian, tiền bạc để nghiên cứu, sáng tạo, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Do đó, các doanh nghiệp nếu không được bảo vệ sẽ bị đối thủ lấy đi sản phẩm trí tuệ của mình và thu lời từ nó. Chính vì vậy, chỉ cần có ý tưởng, sản phẩm hữu ích và sáng tạo, quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong hoạt động thương mại quốc tế.
Một trong những đối tượng quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ là thương hiệu. Thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình, khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ, thậm chí nó còn tác động đến sự thành - bại của hoạt động kinh doanh.
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp bảo vệ thương hiệu, logo, nhãn hiệu sản phẩm độc quyền của doanh nghiệp khi có tranh chấp.
>> Bài viết bạn nên xem: Thủ tục đăng ký logo độc quyền.
Trong thương mại quốc tế, chiến lược phát triển các thương hiệu quốc tế lại càng cần cẩn trọng. Một kế hoạch kinh doanh, phát triển thương hiệu của mình được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được tiềm năng của sản phẩm trên trường quốc tế, xác định thị trường cho sản phẩm để tiến hành sản xuất. Đối với nhiều doanh nghiệp, chỉ riêng những thông tin kinh doanh bí mật, những chiến lược phát triển thương hiệu không thể để lộ đã là nguồn để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Vì lý do này, việc xây dựng thương hiệu độc quyền giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ động hơn trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Một thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp dễ dàng quảng bá sản phẩm và tiếp cận các thị trường tiêu thụ cũng như được tham gia quá trình chuyển nhượng thương hiệu. Mặt khác, khi có tranh chấp, nếu như không có đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để bảo hộ thương hiệu, logo, nhãn hiệu sản phẩm được đăng ký, doanh nghiệp sẽ chịu nhiều thiệt thòi.