Đăng ký VSATTP là giấy chứng nhận được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho cơ sở thuộc lĩnh vực thực phẩm. Với mục đích kiểm soát và đảm bảo vấn đề VSATTP, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Đây là minh chứng cho việc đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đối với người tiêu dùng.
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2021
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói chung của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh trở thành một trong 4 phân ngành công nghiệp trọng điểm. Tuy nhiên, thực trạng về sản xuất thực phẩm bẩn hay những cơ sở kinh doanh/sản xuất không đảm bảo chất lượng thực phẩm, quy trình chế biến không đạt tiêu chuẩn ATTP,…khi cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau dẫn tới những hậu quả không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng như: ngộ độc thực phẩm, bệnh đường ruột,…
Trước tình hình đó, các đội kiểm tra thị trường cũng ra quân kiểm tra các cơ sở sản xuất/kinh doanh thực phẩm để hạn chế tình trạng cơ sở sản xuất không có giấy phép, sản phẩm không rõ nguồn gốc, cơ sở không đủ điều kiện ATTP trong quá trình sản xuất.kinh doanh. Đối với nhà sản xuất /kinh doanh thực phẩm điều kiện trọng tâm là tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của Nhà nước, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất /kinh doanh
Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm là giấy chứng nhận được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho cơ sở thuộc lĩnh vực thực phẩm. Với mục đích kiểm soát và đảm bảo vấn đề VSATTP, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Đây là minh chứng cho việc đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đối với người tiêu dùng.
Mỗi năm, quy trình đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có một số thay đổi khi Nhà nước ban hành các thông tư nghị định mới. Cùng
An Chi Phương tìm hiểu quy trình đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2021 có gì thay đổi so với năm 2020 nhé!
I. Đối tượng phải đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm:
Theo Điều 11, 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm có hiệu lực ngày 02/02/2018
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định.
- Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
II. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:
- Đối với các Doanh nghiệp tại TP. HCM sẽ thuộc quản lý của Ban Quản lý ATTP TP.HCM
- Đối với các Doanh nghiệp tại các Tỉnh:
Tùy vào danh mục và nhóm sản phẩm sản xuất/kinh doanh của Doanh nghiệp mà sẽ thực hiện quy trình đăng ký an toàn thực phẩm theo Bộ ngành quản lý. Có ba bộ ngành quản lý cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
- Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh
- Sở Nông Nghiệp tỉnh
- Sở Công Thương tỉnh
III. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP
- Ba bộ ngành quản lý cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP sẽ có biểu mẫu và quy định riêng cho từng Bộ.
Hồ sơ chung gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSATTP;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
d) Danh sách đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
IV. Hiệu lực Giấy chứng nhận ATTP
- Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm kể từ ngày cấp.
- Trong trường hợp Doanh nghiệp vẫn còn sản xuất/kinh doanh thực phẩm, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận.
Nhìn chung, Quy trình
đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2021 vẫn chưa có sự thay đổi so với năm 2021. Cơ sở sản xuất/kinh doanh nào chưa có Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm nên nhanh chóng đăng ký. Để tránh bị phạt khi bị cơ quan nhà nước kiểm tra.
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI AN CHI PHƯƠNG
Hồ sơ khách hàng cung cấp cho ACP:
+ Giấy phép kinh doanh.
+ Hồ sơ khám sức khỏe (bao gồm cả chủ doanh nghiệp).
+ Hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu đầu vào.
Lên lịch khảo sát mặt bằng thực tế và tư chuẩn bị hồ sơ
o Hỗ trợ đăng ký và tài liệu tập huấn kiến thức ATTP cho khách hàng và hướng dẫn khám sức khỏe theo thông tư nghị định
- Soạn và nộp hồ sơ
- Thông báo lịch thẩm định và hướng dẫn chuẩn bị tiếp Đoàn
o Xử lý vấn đề trong suốt quá trình thẩm định cơ sở.
- Bàn giao giấy chứng nhận
- Thời gian thực hiện: 20-30 ngày làm việc kể từ ngày ký hồ sơ.
Mọi thắc mắc về quy trình đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2021, Quý khách hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ AN CHI PHƯƠNG
Địa chỉ: 68/42 Đồng Nai, Phường 15, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 6683 8515
- Hotline: 0908 872 079 - 0988 618 198