DỊCH VỤ TƯ VẤN CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM NHẬP KHẨU TỪ EU
18/06/2020
5/5 trong 1 lượt Việt Nam hiện là nước thứ hai, sau Singapore, đạt được thỏa thuận thương mại tự do với EU. Ý nghĩa kinh tế của thỏa thuận lịch sử này có thể còn hơi trừu tượng đối với giới tiêu dùng, nói nôm na người dân Việt Nam sẽ có thể mua nhiều sản phẩm - bao gồm mỹ phẩm, thực phẩm, sản phẩm tươi sống và nhiều thứ khác - từ châu Âu với giá cả hợp lý hơn, theo BBC NEWS.
DỊCH VỤ TƯ VẤN CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM NHẬP KHẨU TỪ EU
Việt Nam hiện là nước thứ hai, sau Singapore, đạt được thỏa thuận thương mại tự do với EU. Ý nghĩa kinh tế của thỏa thuận lịch sử này có thể còn hơi trừu tượng đối với giới tiêu dùng, nói nôm na người dân Việt Nam sẽ có thể mua nhiều sản phẩm - bao gồm mỹ phẩm, thực phẩm, sản phẩm tươi sống và nhiều thứ khác - từ châu Âu với giá cả hợp lý hơn, theo BBC NEWS.
Sáng ngày 8/6, Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Hiệp định EVFTA với số phiếu tuyệt đối 457/457, và dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 8 tới, theo Nikkei Asian Review. Đây là kết cục của thương thảo kéo dài nhiều năm. Hai bên bắt đầu đàm phán về EVFTA vào đầu năm 2010 và lễ ký kết diễn ra tại Hà Nội vào tháng 6 năm ngoái. Nghị viện châu Âu ngày 12/2 chính thức thông qua hiệp định. Theo thỏa thuận, 65% hàng hóa xuất khẩu từ các thành viên EU vào Việt Nam sẽ được miễn thuế, và 71% hàng xuất khẩu của Việt Nam cho liên minh châu Âu cũng không phải đóng thuế. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, các nhóm thực phẩm nhập khẩu từ EU sẽ tăng đột biến trong thời gian sắp tới do nhu cầu tiêu thụ hàng EU là rất lớn tại thị trường Việt Nam. Nhưng, cho dù doanh nghiệp nhập khẩu từ đâu tất cả đều phải được quản lý, kiểm soát về mặt chất lượng, có nghĩa là, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện công bố chất lượng khi nhập khẩu ngành hàng thực phẩm về Việt Nam. Trong khi doanh nghiệp còn đang nghi ngại về các thủ tục pháp lý liên quan đến việc công bố chất lượng, An Chi Phương sẽ tháo gỡ ngay trong bài viết này.
THỦ TỤC CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM NHẬP KHẨU GỒM 2 PHẦN:
1.HỒ SƠ PHÁP LÝ
Hồ sơ gồm 2 nội dung:
- Bản công bố chất lượng sản phẩm, thực phẩm nhập khẩu theo form quy định (ghi rõ nội dung)
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm còn hạng 12 tháng tính đến ngày nộp được tiến hành tại các trung tâm kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 theo các chỉ tiêu do Bộ Y tế quy định riêng từng loại.
2.THÔNG BÁO ĐẾN CƠ QUAN QUẢN LÝ TRỰC THUỘC
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý, doanh nghiệp tiến hành nộp đến cơ quan quản lý. Cơ quan quản lý kiểm duyệt sau 5-10 ngày làm việc. Nếu hồ sơ pháp lý phù hợp, thông tin liên quan đến sản phẩm, doanh nghiệp đứng ra công bố chất lượng sẽ được tải lên trang hệ thống cơ quan. Kể từ đó, doanh nghiệp có thể kinh doanh tự do trên thị trường.
CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ TẠI AN CHI PHƯƠNG
Sau khi ký hợp đồng chính thức, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ các khoản:
- Tư vấn luật liên quan công bố chất lượng sản phẩm, thực phẩm nhập khẩu
- Hỗ trợ gửi mẫu tại các trung tâm kiểm nghiệm đạt chuẩn với chi phí hoàn toàn tối ưu
- Hỗ trợ xử lý các vấn đề liên quan đến hồ sơ công bố chất lượng
- Hỗ trợ bàn giao, theo dõi và thông báo tình trạng hồ sơ công bố chất lượng.
- Hỗ trợ tư vấn sau công bố (nếu có)
- Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ khoản phí nào ngoài hợp đồng
theo an chi phuong